20 ý tưởng mở rộng tính năng đã có mặt trên hệ điều hành iOS và Android


Sự xuất hiện của hệ điều hành iOs và Android đều là kết quả của sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ kỹ thuật số. Sau nhiều lần cải tiến, cả hai loại này dần mang nhiều tính năng giống nhau hơn. Để nhận biết cụ thể, bạn có thể cùng Chamsocdidong.com điểm danh qua 20 tính năng dưới đây.

Tập hợp 20 tính năng iOs và Android đã lấy ý tưởng giống nhau

Quá trình đưa các tính năng giống nhau giữa hệ điều hành iOS và Android thường chênh lệch thời gian nhanh nhất chỉ trong vòng vài tháng. Quá trình các doanh nghiệp không ngừng củng cố thương hiệu của mình cho thấy tính chất cạnh tranh khốc liệt của thời đại công nghệ hóa.

Tính năng tiện ích màn hình chính (Widget)

Widget là một trong những tính năng nổi trội giúp Android chiếm được lợi thế hơn so với iOS qua nhiều năm tháng. Mục đích của nó là cho phép một số ứng dụng hiển thị các icon ngay tại màn hình chính. Nhờ đó, widget đã luôn đem đến sự hài lòng cho mọi người khi sử dụng điện thoại. Sau khi có mặt không lâu trên Android, hiện giờ widget cũng đã được Apple thiết lập trên hệ điều hành iOS kể từ sau phiên bản cập nhật iOS 14.

Cử chỉ điều hướng

Từ năm 2017, cấu hình của iPhone X đã loại bỏ nút Home và giới thiệu đến khách hàng các thao tác mới mẻ để điều khiển siêu phẩm hiện đại này. Nó được gọi là cử chỉ điều hướng. Tính năng này không gây trở ngại gì cho khách hàng khi sử dụng và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dội ngũ nghiên cứu tại Google. Chính vì lẽ đó, phiên bản hệ điều hành Android 9 và Android 10 cũng được các kỹ thuật viên cài đặt cử chỉ điều hướng.

Bổ sung ngăn kéo ứng dụng

Người dùng Android đã có thể sử dụng một tính năng mang tên là ngăn kéo ứng dụng bằng việc nhấn vào phím trên màn hình để giấu nhiều ứng dụng trong cùng một thư mục ở màn hình chính, tạo nên cái nhìn gọn gàng hơn. Trước đó, mọi ứng dụng mà người dùng cài đặt trên iOS lại hiển thị ở dạng riêng lẻ trên màn hình chính. Do vậy, sắp tới iOS 14 cũng sẽ được trang bị thêm tính năng tương tự như Android bằng tên gọi App Library.

Biểu tượng thông báo

Tại hệ điều hành iOs, những biểu tượng thông báo nhỏ đã được trang bị từ sớm, điều này tạo cơ hội cho người dùng theo dõi các dạng tin nhắn chưa đọc một cách nhanh chóng. Android cũng đã triển khai kế hoạch mở rộng tính năng này kể từ phiên bản Android 8 vào năm 2017.

Tính năng vuốt để nhập văn bản

Những kỹ thuật viên sáng tạo nên hệ điều hành Android đã giúp người dùng trải nghiệm được tính năng vuốt để nhập văn bản trước khi đối thủ của mình quyết định thiết lập tính năng này trên iOS 13 làm tùy chọn bàn phín gốc vào năm 2019. Đây là cách thông minh để hệ thống dự đoán từ bạn muốn viết khi dùng ngón tay lướt qua những chữ cái xuất hiện trong từ định nhập theo thứ tự.

Nhiệm vụ kiểm soát quyền riêng tư

Từ lâu, hệ điều hành iOS đã cho phép người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của ứng dụng, từ đây, các thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật hiệu quả hơn. Vào khoảng năm 2019, Google cũng bổ sung tính năng tiện lợi này cho hệ điều hành Android 10.

Nút quay lại

Trước thời gian “lên ngôi” của màn hình tràn viền và cử chỉ điều hướng, Android đã từng trang bị nút quay lại nhằm đưa người dùng trở về màn hình trước đó. Trong nhiều năm hoạt động, hệ điều hành iOS đã không cung cấp nút quay lại. Đến năm 2015, phiên bản iOS 9 mới được Apple thêm nút quay lại riêng biệt tại góc trên cùng bên trái màn hình.

Picture-in-Picture

Picture-in-Picture đảm nhiệm vai trò hỗ trợ người dùng xem video dạng thu nhỏ trong quá trình thực hiện các thao tác khác trên điện thoại. Theo kế hoạch, phiên bản iOS 14 được cập nhật tính năng này khi Android giới thiệu Picture-in-Picture tới khách hàng.

Chế độ không làm phiền

Chế độ không làm phiền cho phép người dùng tắt tất cả thông báo đối với những trường hợp cần thiết. Tính năng này được Apple xây dựng lần đầu ở iOS 6 vào năm 2012. Khoảng 2 năm sau, Android cũng cập nhật tính năng này tại phiên bản 5.0 Lolipop.

Bộ lọc ánh sáng xanh

Bộ lọc ánh sáng xanh đã được Apple cài đặt kèm với chế độ Night Shift tại iOS 9.3 kể từ tháng 3/2016. Cách khoảng hơn 1 năm sau đó, tính năng này mới có mặt trên hệ điều hành Android 8.0 với chế độ Night Mode.

Tính năng cập nhật qua mạng

Từ năm 2011, Apple đã trao cho người dùng quyền cập nhật phiên bản iOS 5 qua Wi-Fi mà không cần kết nối điện thoại với máy tính và đồng bộ hóa iTunes. Điều này được xem như một kỳ tích đáng kể vì tốc độ Wi-Fi thời điểm đó không nhanh bằng hiện tại. Vài năm sau nữa, hệ điều hành Android cũng tạo điều kiện cho người dùng áp dụng cách thức này tương tự iOS.

Trợ lý ảo

Apple đã áp đảo vị thế của Google khi sáng tạo nên trợ lý ảo Siri, đây là tính năng đã được tích hợp ngay khi iPhone 4S ra mắt vào năm 2011. Cách khoảng 9 tháng sau đó, Google giới thiệu đến người dùng phiên bản Android 4.1 Jelly Bean bao gồm tính năng Google Now – tiền thân của Google Assistant hiện nay.

Khả năng ngăn thông báo

Ngược dòng thời gian, phiên bản iOS 4 đã khiến người dùng thường xuyên thấy phiền toái khi các thông báo làm gián đoạn những tác vụ đang hoạt động. Đến phiên bản iOS 5, Apple đã kịp thời điều chỉnh bằng việc chỉ cho phép thông báo hiển thị lúc người dùng kéo từ thanh trên màn hình xuống. Trước giai đoạn đó, tính năng ngăn thông báo đã được Google áp dụng thành công.

Chú thích ảnh chụp màn hình

Sự hiện diện của phiên bản iOS 11 vào năm 2017, ảnh chụp màn hình đã được bổ sung thêm một menu chú thích giúp người dùng ghi nhớ bức hình dễ dàng hơn. Khoảng giữa năm 2018, tính năng này cũng tồn tại trên hệ điều hành Android 9.0 Pie.

Ứng dụng bản đồ

Trước đây, ứng dụng Google Maps đã từng xuất hiện trên iPhone ở trạng thái mặc định. Đến năm 2012, Apple Maps được thiết lập chính thức trên phiên bản iOS 6. Điều này đánh dấu sự bắt kịp xu hướng mạnh mẽ về tính năng của iOS với Android.

Camera Selfie

Ngay khi iPhone 4 “trình làng” trên các hệ thống bán lẻ vào tháng 10/2010, khái niệm camera trước đã tạo nên sức thu hút đặc biệt cho mọi khách hàng. Trong khi đó, những sản phẩm di động cài đặt hệ điều hành Android mới hỗ trợ tính năng selfie ở phiên bản Android 2.3 Gingerbread vào tháng 12/2010.

Cài đặt ứng dụng mặc định

Dự kiến, Apple sẽ cập nhật tính năng cài đặt ứng dụng mặc định từ phiên bản iOS 14 trở đi. Điều này có thể giúp người dùng truy cập email và web mà không nhất thiết phải sử dụng Apple Mail hay Safari. Tính năng này vốn dĩ đã được hệ điều hành Android thiết lập từ trước.

Ghi lại màn hình

Tính năng trình chiếu lại quá trình người dùng thực hiện các thao tác trên màn hình điện thoại đã được Apple quảng bá trên iPhone nhiều năm. Thế nhưng, hiện nay tính năng này vẫn chưa có mặt tại hệ điều hành Android. Theo nhiều nguồn tin cho thấy, Google đang cố gắng hoàn thiện tính năng này và dự định tích hợp vào phiên bản Android 11 cuối năm nay.

Chế độ pin yếu

Apple đã từng trải qua một khoảng thời gian bị tụt lại so với Google, nguyên nhân nằm ở vấn đề hệ điều hành iOS không có chế độ pin chuyên dụng như Android. Kể từ phiên bản iOS 9, tính năng này mới được cập nhật, nó góp phần cắt giảm hiệu suất CPU, làm pin duy trì lâu hơn.

Hiển thị thông tin liên lạc khẩn cấp

Tính năng liên lạc khẩn cấp đóng vai trò quan trọng đối với bất kỳ đối tượng khách hàng khi có nhu cầu gọi điện thoại bằng cách nhấn trực tiếp vào màn hình khóa trong trường hợp gấp rút. Ý tưởng này đã được Apple triển khai trước và nó đã được áp dụng từ các phiên bản iOS đầu tiên lẫn cả hệ điều hành Android. Tóm lại. mục đích cuối cùng của việc mở rộng các tính năng trên hệ điều hành iOS và Android giữa quá trình cạnh tranh của hai đối thủ đều hứa hẹn mang lại sự trải nghiệm điện thoại hoàn hảo cho khách hàng. Để nắm rõ nhiều đặc điểm thú vị của đa dạng phiên bản iOS lẫn Android, bạn có thể đón xem nhiều bài viết hấp dẫn khác trên Chamsocdidong.com.


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *