Hướng dẫn quản lý nội dung khi trẻ sử dụng loa/màn hình thông minh Google

Các sản phẩm thông minh bao gồm loa và màn hình của Google đã dần trở nên phổ biến hơn trong các gia đình Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ điều khiển nhà thông minh một cách nhanh chóng và hiện đại, thì những thiết bị này cũng đem đến một vị “trợ lý ảo” đắc lực trong việc cung cấp thông tin lẫn nội dung giải trí. Điều này đang làm dấy lên một mốt lo ngại cho các vị phụ huynh, khi con của họ sử dụng Google Assistant làm công cụ tìm kiếm trên nền tảng Internet.

Vậy làm thế nào để quản lý và hạn chế nội dung khi trẻ sử dụng trợ lý Google trên loa/màn hình thông minh? Hãy để Gu Công Nghệ hướng dẫn bạn ngay bây giờ.

1. Cấp quyền truy cập Google Assistant cho trẻ

Ở Việt Nam, trẻ dưới 15 tuổi có thể sử dụng trợ lý Google trên các sản phẩm dùng chung trong gia đình như loa/màn hình/đồng hồ thông minh nếu bố mẹ thêm tài khoản và giọng nói của chúng vào thiết bị.

Để làm được điều đó, trẻ cần tài khoản Google quản lý bằng Family Link và từ đó có thể dễ dàng đặt câu hỏi cho Google Assistant, chơi Game, nghe kể chuyện… Nhưng tuyệt đối là trẻ không thể phát các video hoặc bài hát trên YouTube hoặc YouTube Music, mua hàng hay sử dụng các tác vụ không phải của Google.

1.1. Thiết lập tài khoản của con trên các thiết bị dùng chung

Bước 1 : Tạo Google Account cho trẻ quản lý bằng Family Link

  • Tải ứng dụng Google Family Link tại Google Play Store hoặc Apple App Store
  • Mở Family Link → Đăng nhập (chọn) tài khoản Google của bạn → Tôi đã sẵn sàng
  • Chọn Không khi được hỏi “Con của bạn có Tài khoản Google không?”Tiếp theo
  • Nhập thông tin và thiết lập mật khẩu cho tài khoản của con bạn theo hướng dẫn từ màn hình ứng dụng
  • Nhập Email hoặc số điện thoại của phụ huynh và Đồng ý điều khoản mà ứng dụng đưa ra

Đợi một chút ứng dụng sẽ thông báo tạo tài khoản thành công.

Bước 2: Thêm giọng nói của con vào thiết bị

Thông qua ứng dụng Family Link
  • Kết nối điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn với cùng một mạng Wifi với loa/màn hình thông minh
  • Mở ứng dụng Family Link → Chọn con của bạn
  • Nhấn vào Quản lý cài đặt →Trợ lý Google → Thêm con bạn vào các thiết bị mới*
  • Chọn thiết bị bạn muốn thêm và làm theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập cho con bạn
  • Đưa điện thoại hoặc máy tính bảng cho con bạn và giúp chúng dạy Trợ lý Google nhận dạng giọng nói

* Nếu ở bước này gặp lỗi, bạn hãy vào ứng dụng Google Home (đăng nhập tài khoản của bạn), chọn Mời thành viên trong nhà. Sau đó nhập địa chỉ gmail vừa tạo của con và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất việc thêm con vào thiết bị dùng chung.

Thông qua ứng dụng Google Home
  • Kết nối điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn với cùng một mạng Wifi với loa/màn hình thông minh
  • Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android của con bạn, hãy mở ứng dụng Google Home
  • Chạm và giữ thiết bị dùng chung mà bạn muốn thêm giọng nói của con mình vào
  • Ở trên cùng bên phải, nhấn vào Cài đặt thiết bị Liên kết với Voice Match
  • Thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình để cấp quyền, hãy đăng nhập bằng mật khẩu của bạn)
  • Đưa điện thoại hoặc máy tính bảng cho con bạn và giúp chúng dạy Trợ lý Google nhận dạng giọng nói

1.2. Quản lý cài đặt Google Assistant của con

Quản lý Voice Match của trẻ

Dạy lại Google Assistant bằng giọng nói của con bạn

Nếu Trợ lý Google không nhận dạng được giọng nói của con bạn, bạn có thể cần phải đào tạo lại:

  • Mở ứng dụng Family Link → Chọn con của bạn
  • Nhấn vào Quản lý cài đặt → Trợ lý Google → Đào tạo lại tính năng Voice Match của [tên của trẻ] → Đào tạo lại
  • Đưa điện thoại hoặc máy tính bảng cho con bạn và giúp chúng dạy Trợ lý Google nhận dạng giọng nói

Lưu ý: Trẻ cần đọc to một vài cụm từ. Nếu con bạn cần trợ giúp khi đọc, bạn có thể thì thầm các cụm từ vào tai con nhưng cố gắng nói nhỏ ra khỏi micrô để Trợ lý Google học giọng nói của con bạn thay vì giọng nói của bạn.

Xóa Voice Match trên các thiết bị dùng chung

  • Mở ứng dụng Family Link → Chọn con của bạn
  • Nhấn vào Quản lý cài đặt → Trợ lý Google Xóa Voice Match → Loại bỏ
Thiết lập Face Match cho trẻ

Face Match chỉ khả dụng trên Nest Hub Max và yêu cầu bạn cần thiết lập Voice Match cho con trước.

  • Kết nối điện thoại của con bạn với cùng một mạng Wifi giống Nest Hub Max
  • Mở ứng dụng Google Home → Chọn tài khoản của con ở góc bên phải Ảnh hồ sơ của con bạn và nhấn cài đặt Trợ lý →Face Match → Thiết lập Face Match (Để thiết lập Face Match, trước tiên bạn phải cấp phép cho cha mẹ)
  • Làm theo hướng dẫn trên màn hình để thiết lập Face Match

Nếu Trợ lý Google không nhận dạng được khuôn mặt của con bạn, bạn có thể cần phải đào tạo lại.

  • Mở ứng dụng Family Link → Chọn con của bạn
  • Nhấn vào Quản lý cài đặt → Trợ lý Google → Đào tạo lại tính năng Face Match của [tên của trẻ]
  • Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hướng dẫn Trợ lý Google nhận dạng khuôn mặt của họ
Quản lý thông tin liên hệ và ứng dụng từ thiết bị của con

Bạn có thể kiểm soát thông tin về danh bạ, ứng dụng, dữ liệu web của con bạn từ các thiết bị đã đăng nhập của chúng.

  • Mở ứng dụng Family Link → Chọn con của bạn
  • Nhấn vào Quản lý cài đặt → Cài đặt quyền riêng tư → Cài đặt dữ liệu tài khoản

 


2. Hạn chế nội dung YouTube

Ngoài việc quản lý tài khoản Google của con thông qua Family Link thì cha mẹ cũng có thể sử dụng bộ lọc của ứng dụng Google Home để hạn chế những nội dung có hại trên YouTube. Đây là một công cụ của Digital Wellbeing. Để bắt đầu, bạn chỉ cần:

  • Mở ứng dụng Google Home → Nhấp vào thiết bị loa/màn hình bạn muốn thiết lập
  • Chọn biểu tượng Thông báo và Digital WellbeingCài đặt YouTube

 

Lúc này bạn có thể dễ dàng thiết lập các tùy chọn nội dung.

5/5 – (2 bình chọn)


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *