Cách khắc phục tình trạng Xiaomi bị brick đơn giản nhất


Xiaomi bị brick là thuật ngữ chỉ tình trạng chiếc điện thoại của bạn bỗng nhiên ngừng hoạt động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này và cách khắc phục nó.

Xiaomi bị brick là gì?

Brick là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ trạng thái thiết bị di động khi nó đã bị “khóa” và không thể khởi động được. Khi điện thoại của bạn bị brick, nó sẽ không thể truy cập vào chế độ khôi phục hệ thống và bạn sẽ không thể sử dụng nó cho bất kỳ mục đích gì.

Tình trạng brick của điện thoại có 2 mức độ:

Tình trạng Soft Brick là điện thoại vẫn khởi động nhưng không chạy được hệ điều hành. Khi khởi động bằng nút Power logo vẫn hiện nhưng hệ điều hành Android đã bị hư hại. Tuy nhiên, chương trình cơ sở của hệ thống vẫn sử dụng được ở chế độ Recovery Mode.

Tinh trạng Hard Brick là tình trạng khi bật nút nguồn nhưng điện thoại không có động tĩnh gì, màn hình không sáng lên chỉ hiện một màu tối đen.

Các bước chuẩn bị trước khi khắc phục tình trạng Xiaomi bị brick

Đầu tiên, bạn cần phải vào Custom recovery bằng cách sử dụng TWRP (Đây là công cụ hỗ trợ vào Custom recovery với đầy đủ các tính năng, rất dễ sử dụng và có đầy đủ các bản dựng cho hầu hết các thiết bị Android hiện nay).
Bên cạnh đó, một vài nhà sản xuất điện thoại đã sử dụng phần mềm đặc biệt nhằm khôi phục lại hệ điều hành (Factory Image) của mình như sử dụng Odin cho Samsung, công cụ LG Flash cho các thiết bị LG và trình quản lý đồng bộ hóa HTC cho các dòng điện thoại HTC.

Các cách khắc phục tình trạng Xiaomi bị Soft brick

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng brick trên điện thoại Xiaomi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng brick mà bạn có thể thực hiện các cách sau để khắc phục vấn đề:

Cách 1: Xóa data và flash lại ROM

Thông thường, lỗi này sẽ xảy ra khi download ROM mới, người dùng đã chép vào máy và để flash nhưng lại quên không xóa đi data của ROM cũ. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác xóa ROM cũ là có thể khắc phục hoàn toàn được lỗi này. Đầu tiên bạn cần phải khởi động lại Custom Recovery vừa tải xuống > nhấn chọn Wipe và tiến hành phân vùng cần xóa. Tốt nhất bạn nên chọn phần Data và nhấn chọn Confirm là có thể hoàn tất lệnh. Sau đó, bạn Flash lại ROM tùy chỉnh là điện thoại của bạn có thể hoạt động bình thường. 

Cách 2: ROM của điện thoại bị lỗi, vào download lại trên máy tính

Những trường hợp như thế này, hãy lên máy tính download lại bản ROM dự định flash, rồi kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp, vào TWRP kích hoạt chế độ USB Storage để sao chép file ROM mới vào điện thoại rồi flash như bình thường.

Cách kết nối điện thoại với máy tính bằng Custom Recovery khi gặp lỗi lặp lại khởi động và không thể vào Android:
– Đảm bảo rằng TWRP đã chạy, kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp USB.

– Vào TWRP, chọn Mount > chọn nút Enable MTP.

– Trên máy tính ổ đĩa đại diện cho điện thoại sẽ xuất hiện, tiến hành copy file ROM mới vào.

– Tiến hành Eject ổ đĩa trên máy tính, rút dây cáp USB, rồi flash lại ROM như bình thường.

Cách 3: Sử dụng chế độ khôi phục hệ thống (khôi phục bản sao lưu Nandroid)

Bản sao lưu Nandroid không chỉ lưu trữ những dữ liệu và ứng dụng của bạn, mà bao gồm cả hệ điều hành của điện thoại. Vì vậy, chỉ cần truy cập được vào Custom Recovery và bản sao lưu Nandroid, người dùng có thể sử dụng lại chiếc Android của mình bình thường.
– Đầu tiên, khởi chạy Custom Recovery > chọn Restore.

– Tiếp tục, chọn bản sao lưu, xác nhận và đợi dữ liệu được khôi phục.
– Sau một khoảng thời gian chờ đợi, bạn hãy tiến hành khởi động lại điện thoại của bạn.

Tiếp theo, khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu, Nandroid đã hỗ trợ người dùng khôi phục ứng dụng và dữ liệu của mình mà không cần khôi phục lại hệ điều hành bằng cách thực hiện các bước đơn giản sau:

– Khởi động lại Android và cài đặt ứng dụng Titanium Backup từ Play Store

– Chọn Menu > Special Backup/Restore > Extract from Nandroid Backup.

– Từ danh sách của bạn, chọn bản sao lưu > chọn khôi phục các ứng dụng hoặc dữ liệu hoặc cần sao lưu hoặc nhấn lệnh Select All để sao lưu tất cả.

– Nhấn click biểu tượng dấu tích xanh để bắt đầu quá trình khôi phục và đợi quá trình hoàn thành.

Cách khắc phục tình trạng Xiaomi bị Hard brick

Để xác định liệu thiết bị của bạn có bị lỗi Hard Brick hay không, bạn có thể thực hiện kiểm tra nguồn điện bằng cách cắm sạc vào và xem xét xem có hiển thị dấu hiệu nguồn điện trên máy hay không. Nếu không thấy bất kỳ tín hiệu nào, đây có thể là một dấu hiệu của lỗi Hard Brick. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì lỗi này có thể được khắc phục.

Trong trường hợp này thì một chiếc USB Jig (loại USB mini với cổng kết nối đặc biệt cho điện thoại) có thể giúp bạn khôi phục lại thiết bị của mình. Bạn chỉ cần cắm USB Jig vào điện thoại và chuyển thiết bị sang chế độ Download Mode để có thể cài đặt lại firmware gốc cho điện thoại.

Những phương pháp này có thể khắc phục tình trạng brick trên điện thoại Xiaomi. Tuy nhiên, để tránh trường hợp này xảy ra, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn cập nhật phần mềm của hãng và chỉ tải xuống các bản ROM chính thức từ trang web của Xiaomi. Nếu bạn muốn thử các bản ROM tùy chỉnh, bạn nên thực hiện nó với sự hướng dẫn của các trang web chuyên về ROM tùy chỉnh và chỉ sử dụng các bản ROM được chứng nhận tương thích với thiết bị của bạn. Bằng cách làm như vậy, bạn có thể giữ cho điện thoại của mình hoạt động ổn định và tránh những rắc rối không đáng có.

Như vậy bài viết này đã giới thiệu cho bạn cách khắc phục tình trạng điện thoại Xiaomi bị brick nhanh chóng và đơn giản nhất. Ngoài ra, nếu bạn gặp bất cứ sự cố gì giữa quá trình trải nghiệm thiết bị, hãy đến ngay G-smart. Bạn sẽ được hỗ trợ kiểm tra và xử lý vấn đề hiệu quả từ đội ngũ kỹ thuật viên tận tâm, chuyên nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.0213. 


Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *