Hướng dẫn chọn bàn phím cơ tốt nhất với nhu cầu

Bất kể bạn là dân văn phòng, một game thủ chuyên nghiệp hay một sinh viên vẫn đang cặm cụi học hành online bận rộn trong mùa bệnh dịch, thì một chiếc bàn phím cơ luôn là một công cụ không thể thiếu ngay khi có điều kiện. Nhưng nếu bạn lại chỉ mới chớm tìm hiểu về bàn phím cơ thì sẽ khá là bối rối giữa một rừng những thương hiệu và chủng loại, rất khó chọn lựa.

Bài viết này Bencomputer sẽ hướng dẫn bạn những tiêu chí cơ bản để lựa chọn chiếc bàn phím cơ phù hợp nhất cho người mới nhé!

1. Switch – Linh hồn của bàn phím cơ

Tiêu chí 1: Switch – Linh hồn của bàn phím cơ.
Tiêu chí 1: Switch – Linh hồn của bàn phím cơ.

Đúng là như vậy, khác với các loại bàn phím thường khác, bàn phím cơ có một linh hồn ẩn giấu bên dưới những chiếc keycap xinh xắn hay cool ngầu, quyết định phần lớn về giá cả, mục đích sử dụng và trải nghiệm sử dụng của chiếc bàn phím, chính là SWITCH.

Vậy Switch là gì?

Trên các loại bàn phím giá rẻ thông thường, cơ chế đàn hồi bên dưới phím được thực hiện qua một miếng cao su dạng vòm (rubber dome). Cơ chế đàn hồi này sẽ quyết định việc bạn bấm phím có “thích” hay không, phím có nhạy không, độ sai lệch khi gõ cao hay thấp…

Các loại bàn phím thường sẽ sử dụng rubber dome khiến cảm giác nhấn không êm, lực nhấn lớn, tốc đọ gõ phím chậm, mức độ chính xác thấp và tuổi thọ ngắn. Nhưng ở bàn phím cơ thì khác, bàn phím cơ sở hữu một thứ khiến cho chúng trở nên cao cấp và dĩ nhiên, đắt đỏ hơn bàn phím thường, đó chính là Switch.

Switch là cơ chế đàn hồi được cấu tạo riêng biệt từ nhiều thành phần cơ học giúp tuổi thọ phím được nâng cao gấp 10 lần bình thường, trải nghiệm gõ tuyệt vời và giảm nguy cơ chấn thương cơ ngón tay khi phải sử dụng bàn phím quá nhiều trong thời gian dài. Đó chính là lý do vì sao Switch được coi là Linh hồn của bàn phím cơ.

Các loại bàn phím cơ khác nhau sẽ có switch khác nhau, đồng thời mang lại cảm giác gõ khác biệt phục vụ đầy đủ cho cả nhu cầu chơi game hay làm việc văn phòng, học tập. Và luôn nhớ rằng, switch khác sẽ mang lại trải nghiệm hoàn toàn khác.

2. Mục đích sử dụng của bạn là gì?

Mục đích sử dụng của bạn là gì?
Mục đích sử dụng của bạn là gì?

Như đã đề cập ở trên, việc lựa chọn bàn phím sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mục đích sử dụng là một yếu tốt quan trọng để ra quyết định.

Nếu bạn là một game thủ?
Vậy thì bàn phím cơ rõ ràng là một công cụ không thể thiếu và thay thế được. Những người mới bắt đầu sử dụng bàn phím cơ sẽ quan tâm đến vấn đề giá cả, thẩm mỹ và trải nghiệm gõ nhất, sau đó khi đã bắt đầu có kinh nghiệm hơn, những mối quan tâm như thương hiệu, chơi keycap, chất liệu bàn phím… sẽ được chú trọng nhiều hơn.

Nếu bạn là một học sinh, sinh viên hoặc dân văn phòng?
Vậy thì nhu cầu sử dụng bàn phím là liên tục và thường xuyên, sở hữu một chiếc bàn phím cơ sẽ giảm thiểu được không ít thời gian, cải thiện tâm trạng khi sử dụng (ví dụ như khi việc đang chất đống mà chiếc bàn phím thường lại cứ bị dính phím, dít phím… chắc chắn sẽ khiến bạn không vui vẻ chút nào) và hơn nữa có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về cơ khớp ngón tay.

3. Sở thích của bạn như thế nào?

Điều này thực ra lại chiếm phần quan trọng nhất để bạn đưa ra quyết định mua một chiếc bàn phím cơ.

Bạn thích bàn phím fullsize, minisize hay tenkeyless?

Bàn phím fullsize

Bàn phím fullsize
Bàn phím fullsize

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng hoặc sinh viên đã quen thuộc với việc sử dụng một chiếc bàn phím có đầy đủ chức năng full layout thì đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Thao tác với các con số cũng như các phép tính với cụm numpad sẽ nhanh chóng và chính xác hơn so với hàng phím số nằm ngang bên trên.

Điềm trừ duy nhất của kích thước này là quá cồng kềnh và nặng. Một chiếc bàn phím cơ fullsize có trọng lượng trung bình rơi vào khoảng 1-1.2kg, cùng với một chiếc laptop cho vào balo mang đi mỗi ngày không hề nhẹ nhàng chút nào.

Bàn phím minisize

Bàn phím minisize
Bàn phím minisize

Nếu quen tay với bàn phím thì đây là một lựa chọn hết sức tối ưu cho những ai liên tục phải di chuyển hàng ngày, bởi nó rất nhẹ, gọn gàng và vẫn tích hợp đầy đủ các chức năng, nhưng phải nhấn mạnh thêm một lần nữa là “nếu quen tay”, bởi vì không hề có một kích thước chuẩn, số lượng phím chuẩn hay bố trí phím chuẩn cho minisize.

Nếu bạn là một nhà văn, nhà báo, lập trình, sinh viên ngành báo chí, luật… cần sử dụng nhiều về việc thao tác văn bản thì nếu quen tay đây hẳn là một lựa chọn không tồi, thậm chí game thủ nếu không chơi dòng game nào yêu cầu về hàng phím F quá nhiều thì cũng có thể dùng được. Nhưng nếu bạn là nhân viên tài chính, kế toán… những người liên tục phải sử dụng đến phím số thì xin chi buồn đây thực sự không phải lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Điểm trừ của layout này có thể đề cập đến đầu tiên là phải mất thời gian để làm quen, vì như đã nói minisze không hề có một tiêu chuẩn phím nhất định nào, vì thế bạn bắt buộc phải bỏ ra vài ngày để yêu lại từ đầu với chiếc bàn phím của mình. Các phím hỗ trợ như Home, End, Insert, Delete đều được tích hợp chung với cụm phím chính nên bạn phải làm quen lại với chúng. Tuy nhiên nếu đã quen thuộc với layout này rồi thì những loại bàn phím fullsize hay tenkyeless sẽ không khiến bạn thích như trước đây nữa đâu. Với ưu điểm rất nhẹ nhàng gọn gàng, bạn có thể mang nó đi bất cứ đâu mà không tốn sức.

Bàn phím Tenkeyless

Bàn phím cơ Tenkeyless
Bàn phím Tenkeyless

Bàn phím Tenkeyless

Layout này được rút gọn từ bản fullsize, chỉ bằng khoảng 80% so với bản full. Nếu bạn không cần một khoảng numpad tách rời thì đây rõ ràng là một lựa chọn rất phù hợp.

Được lược bỏ cụm phím số bên tay phải, tối ưu không gian di chuột hoặc không quan bàn làm việc giúp bạn thoải mái hơn khi di chuyển và sắp xếp đồ đạc.

Điểm trừ duy nhất của layout này là không có cụm phím số nên thời gian bỏ ra để nhập liệu con số sẽ tốn hơn một chút. Nhưng bù lại kích thước gọn nhẹ và cân nặng được giảm đi nhiều khiến độ cơ động được tăng lên khá nhiều.

4. LED hay không LED?

Yếu tố này cũng phụ thuộc cả vào việc bạn có thích hay không.

Nếu bạn ưa thích sự màu mè đa sắc, lấp lánh trong bóng đêm thì dàn đèn LED sẽ là một tiêu chí để bạn lựa chọn bàn phím cơ cho mình.

Nhưng nếu với bạn có đèn LED hay không cũng chẳng quan trọng, hoặc không có là tốt nhất vì bạn không ưa màu sắc xập xình thì một chiếc bàn phím cơ basic sẽ nhanh chóng lọt vào mắt xanh của bạn.

Bàn phím cơ có led hay không?
Bàn phím cơ có led hay không?

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến lựa chọn chiếc bàn phím cơ cho mình, nhưng về cơ bản, một vài yếu tố bên trên sẽ đóng vai trò quan trọng nhất đối với người mới bắt đầu.

Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn, hãy comment bên dưới đây, Bencomputer sẽ viết sâu hơn về chủ đề này nhé!


Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *